Điện thoại

+123-456-7890

Email

mail@domain.com

Giờ mở cửa

Mon - Fri: 7AM - 7PM

Cách chọn mua môt cây đàn Organ Yamaha cũ

Khi mua đàn Organ cũ bạn thường thấy người bán quảng cáo: đàn còn 90%, đàn còn 95%… con số này có thực sự đúng và đảm bảo chất lượng đàn?
Có nên tin vào người bán hay nên tự tìm hiểu và kiểm tra đàn Organ đã qua sử dụng?
Có nhiều ý kiến cho rằng nên mua lại đàn của người chơi chuyên nghiệp, chạy show nhiều thường ít hỏng, vì hỏng cái gì họ sẽ sửa cái đấy ngay. minhtrang1508 chia sẻ:” Lý do mình hay tìm đàn cũ của dân chuyên chạy show vì họ thường xuyên sửa ngay khi đàn có vấn đề, chả ai dại để lại cái nút bấm đơ để bị fix mất vài trăm hoặc có khi cả triệu, gặp đàn này chỉ thử bằng cách đánh bình thường.

Tuy nhiên khi chơi tiếng phím gõ xuống rất to, (mòn hết nỉ rồi mà) và lắc ngang nó rơ như răng bà già , Line Out thỉnh thoảng phải lay Jack nó mới chịu ăn.” Đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chất rất chủ quan của người mua để bạn tham khảo. Cách tốt nhất vẫn là kiểm tra kỹ chất lượng đàn để không mua phải đàn đã quá ‘tã”.

Trước tiên các bạn phải kiểm tra bằng cảm quan “mắt thấy, tai nghe”: Các bạn quan sát xem đàn còn mới tới mức độ nào, âm thanh và cách phím chức năng còn hoạt động tốt không. VD như:

  • Vặn volume to, nhỏ để xem loa có vấn đề gì không (nếu tiếng sọt sẹt, lạo rạo là đã kém)
  • Nghe tiếng đàn xem tiếng loa có bị “rão” không.
  • Chạy thử Cromatic toàn bàn phím để kiểm tra độ rão của phím, có phím nào bị “vỡ tiếng” do hỏng núm cao su.
  • Nhìn kỹ điểm tiếp giáp thân đàn với phím đàn xem có phím nào đã bị gãy được tân trang lại bằng keo 502 không .
  • Sờ thử 2 bên thân đàn và các góc xem có bị vỡ rồi hàn, sơn tút lại không (đàn bị bể do đánh rơi, va đập ).
  • Ngoài ra hãy chơi thử 1 bài, kiểm tra các tính năng cơ bản của đàn khác xem có vấn đề gì không.

Tùy từng hãng sẽ có cách thử phần mềm khác nhau mà bạn nên tìm hiểu. Đa số dùng thường chọn mua organ Yamaha cũ nên chia sẻ cách thử phần mềm trên Organ Yamaha. Cụ thể như sau:

Với hãng organ Yamaha còn có cách thử phần mềm, các tính năng của đàn bằng chương trình cài đặt sẵn ( ví dụ trên cây 2100). Trước tiên các bạn hãy tắt đàn đi. Giữ hợp âm C# ở quãng tám thứ 2 (từ dưới lên) đồng thời bật đàn. Đàn sẽ hiện chữ test. Các bạn sử dụng nút tempo để di chuyển qua các chế độ, bấm nút Star/Stop để kiểm tra qua các mục sau:

  1. Version (version của main boot, tiếng XG v.v..)
  2. Rom check (bộ nhớ mặc định của đàn)
  3. Ram check (bộ nhớ ram)
  4. Ram check1.
  5. wave rom check1
  6. wave ram check1
  7. FDD check (ổ đĩa)
  8. Effect2 Ram check (Hiệu ứng ram)
  9. Effect3 Ram check
  10. TG1 check
  11. Pitch Check
  12. Out put R check (đường ra loa phải)
  13. Out put L check (đường ra loa trái)
  14. EQ low check (tần số âm thanh thấp)
  15. EQ mid check (tần số âm thanh trung bình)
  16. EQ Hight check (tần số âm thanh cao)
  17. D/A Noise check
  18. SW .Led check
  19. All Panel Led on check (kiểm tra tất cả các đèn trên đàn)
  20. Red Led on check (Kiểm tra các đèn đỏ)
  21. Green Led on check (Kiểm tra các đèn xanh)
  22. All LCD on check (màn hình bật)
  23. All LCD off check (màn hình tắt)
  24. LCD Brightnes check (độ sáng màn hình)
  25. Pedal 1 check (chân Pedal1)
  26. Pedal 2 check (chân Pedal2)
  27. Pitch Bend Wheet check (Cần nhéo tiếng)
  28. Moduration Wheet check (Cần Rung tiếng)
  29. Midi check (kiểm tra midi)
  30. USB check (kiểm tra USB)
  31. Mic check (Kiểm tra micro)

Trong các mục trên, các bạn có thể kiểm tra tất cả, nhưng theo tôi các bạn chỉ cần kiểm tra một số mục cơ bản như kiểm tra các đèn, ram, rom, đường ra loa, chạy tất cả các phím xem có phím nào hỏng v.v… Để không bị xóa giữ liệu bạn hãy bỏ qua mục factorry set là được. Không tắt nguồn khi đang test.

Nếu bạn thấy phức tạp và nhiều mục quá bạn cũng có thể tham khảo một cách kiểm tra đàn Organ cũ đơn giản như “hoangvietha” chia sẻ:

  • Để kiểm tra đàn, bạn tắt đàn, sau đó nhấn tổ hợp phím (Power)+(C#3+F3+G#3) cùng lúc, đàn sẽ khởi động về giao diện màn hình kiểm tra chức năng hoạt động và các IC ,màn hình.vvvv.nhấn stat/stop và tempo(+)hoặc (-) để thay đổi chức năng kiểm tra.
  • Đối với các nút điều khiển nếu bị lỗi khi ấn vào sẽ phát ra nhiều tiếng kêu dính vào nhau. Không lỗi hỏng sẽ phát ra một tiếng kêu tròn trịa duy nhất.
  • Đối với IC nếu lỗi sẽ báo error, không lỗi sẽ hiển thị (ok).
  • Đối với pickpen kiểm tra bằng cách quay ben lên trên màn hình hiển thị 127. Thả tay ra trả về 64, quay xuống dưới hiển thị bằng 0, thả tay ra trả về 64 là ben còn tốt.
  • Ben rung thì quay lên hết 127 trả hết xuống dưới =0 là ok.
  • Kiểm tra hệ thống đèn led nhìn trực tiếp xem có đèn nào không sáng hoặc mờ trong chức năng .all led on pane
  • Còn một số chức năng kiểm tra khác có thể kiểm tra hoặc bỏ qua ví dụ như pedan nếu không dùng thì bỏ qua,vvv
  • Cuối cùng nếu muốn reset thì vào chức năng factory Set.nhấn stat/stop đàn sẽ trở về cài đặt mặc định của nhà sản xuất. Còn không mốn reset thì nhấn teats exit để thoát khỏi chức năng kiểm tra, đàn sẽ khởi động lại về màn hình bình thường.
  • Khi mua lại đàn Organ cũ bạn phải biết nguồn gốc của cây đàn mua ở đâu, chủ của nó làm sao phải bán, vì mục đích gì. Giá nó thế nào … tất cả bạn phải hiểu và biết rõ về “thân thế sự nghiệp” của nó. Nói chung bạn phải cẩn thận khi mua hàng cũ.

Hy vọng những kinh nghiệp trên sẽ giúp cho các bạn chọn mua được một cây đàn Organ yamaha cũ ưng ý!

ST

 

Bài viết được đề xuất

error: Content is protected !!
0941414422